Thi công, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

        Thi công, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Với nhiều năm kinh nghiệm về tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy: lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, lắp đặt hệ thống chữa cháy , cung cấp thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy cho các nhà máy, các công trình, trung tâm thương mại…Cơ điện CEPO xin giới thiệu : Lắp đặt hệ thống báo cháy là một trong hai hệ thống quan trọng nhất trong hệ thống phòng cháy chữa cháy

Ngày nay việc đảm bảo an toàn cho những trung tâm thương mại, nhà máy, nhà xưởng… rất cần thiết bởi sự tổn thất về người và tài sản rất lớn nếu xảy ra cháy lớn. Để tránh hỏa hoạn đáng tiếc xảy ra thì các công trình nên lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy thật tốt

Với nhiều năm kinh nghiệm về tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy: lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, lắp đặt hệ thống chữa cháy , cung cấp thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy cho các nhà máy, các công trình, trung tâm thương mại…Cơ điện CEPO xin giới thiệu : Lắp đặt hệ thống báo cháy là một trong hai hệ thống quan trọng nhất trong hệ thống phòng cháy chữa cháy

 

I.KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.

 He-thong-bao-chay-tu-dong

II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

1. Trung tâm báo cháy
Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính : một mainboard, một biến thế, một battery.
2. Thiết bị đầu vào
- Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa.
- Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
3. Thiết bị đầu ra
- Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
- Chuông báo động, còi báo động.
- Đèn báo động, đèn exit.
- Bộ quay số điện thoại tự động.

 

III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY

He-thong-bao-chay-tu-dong

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.


IV. GIỚI THIỆU 2 LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY

• Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau : 12V và 24V.

Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lý hệ báo cháy 12V ( trung tâm Networx) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (trung tâm Mircom,…)

Ngoài ra, Hệ thống báo cháy được chia làm 2 hệ chính, gồm:

1.Hệ báo cháy thông thường:

Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2), số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng); lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ… Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát

2.Hệ báo cháy địa chỉ:

Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.

 

V.QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BÁO CHÁY

B1. Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, chuông đèn về vị trí đặt trung tâm báo cháy

B2. Tiến hành đo điện trở cách điện, đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.

B3. Lắp đặt thiết bị (đầu báo cháy, chuông đèn, tủ trung tâm báo cháy……).

B4. Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử thiết bị.


Lượt xem: 2234
Yahoo