Chọn đèn và tính độ sáng yêu cầu cho nhà xưởng

Chọn đèn và tính độ sáng yêu cầu cho nhà xưởng

Ánh sáng trong nhà xưởng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Vậy tiêu chí nào được khuyến nghị về chiếu sáng để đánh giá, xem xét cường độ, mức độ sáng là phù hợp với các hoạt động, loại phòng là tốt nhất để bảo vệ mắt.



Các tiêu chí về chất lượng ánh sáng được quy đinh rõ trong  Bảng các chỉ tiêu độ rọi, hạn chế chói lóa và chất lượng màu sắc cho các phòng (khu vực) làm việc và các hoạt động. Tại mục 5 Theo tiêu chuẩn TCVN7114-1_2008


Ví dụ như trong nhà xưởng in ấn thì các tiêu chí được quy định rõ như sau:

     


Trong đó:


Cột 1 Danh mục các phòng (khu vực) làm việc hoặc hoạt động


Cột 2 Độ rọi duy trì (Em,lux). Quy định giá trị độ rọi duy trì trên bề mặt chuẩn đối với phòng,  công việc hoặc hoạt động được liệt kê trong cột 1.


Cột 3 Giới hạn hệ số chói lóa đồng nhất (URGL). Quy định các giới hạn URG áp dụng cho các tình huống liệt kê trong cột 1


Cột 4 Hệ số thể hiện màu tối thiểu (Ra). Quy định chỉ số thể hiện màu tối thiểu cho các tình huống liệt kê trong cột 1


Cột 5 Ghi chú


Lời khuyên và nhấn mạnh đối với trường hợp ngoại lệ hoặc áp dụng đặc biệt đối tình huống liệt kê trong cột 1.


Vậy nhìn vào bảng trên cho thể biết được, ví dụ như trong một nhà xưởng in, tại phòng kiểm tra màu, thì độ dọi duy trì phải là 1500 lux, được đo trên bề mặt chuẩn. Giới hạn URG phải nhỏ hơn 16. Hệ số thể hiện màu tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 90. Như vậy thì các trị số đo được phải đảm bảo trong khoảng trên thì là tối ưu nhất cho mắt và đảm bảo độ màu chính xác nhất có thể.


Vậy độ rọi lux, giới hạn URG, hệ số thể hiện màu tối thiểu là gì?


Thứ nhất: Độ rọi Lux

                                 


Độ rọi là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu, có đơn vị đo là lux. Có kí hiệu E.


Lux là đơn vị dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể. Lượng Lumen trên một mét vuông = LUX

       


Công thức tính độ rọi LUX


Người ta tính độ rọi bằng công thức: E=Φ/S, đơn vị  là lux.


Lux= Lumens/ m2


Trong đó độ rọi được đo bằng Lux


Lumens là quang thông (hiệu năng phát sáng trên 1W của đèn do nhà cung cấp công bố)


M2 là diện tích phòng.


Từ công thức trên sẽ tính được số lượng bóng cũng như quan thông phù hợp trong 1 diện tích phòng cụ thể.


Thứ 2, Giới hạn URG


Đánh giá sự chói lóa mất tiện nghi của hệ thống chiếu sáng phải được xác định theo phương pháp bảng, đánh giá sự chói lóa đồng nhất (URG) dựa trên công thức


Trong đó:


L­­­b là độ chói lóa của nền quan sát (Cd/m2)


L là độ chói phần phát sáng của mỗi đèn ở hướng tới mắt nguồn sáng


𝜔 là góc khối bao phần phát sáng có đỉnh tại mắt người quan sát

P là chỉ số Guth của mỗi đèn phụ thuộc vào góc lệch so với hướng nhìn.


Chỉ số hoàn màu CRI (Ra)


Chỉ số hoàn màu (Color Rendering Index) – viết tắt CRI hay còn gọi là độ hoàn màu. Là chỉ số mang tính định lượng việc một nguồn sáng khi chiếu vào vật thể cho ra hình ảnh với màu sắc trung thực. Thông thường CRI càng cao cho màu săc vật thể càng trung thực. Trong đó lấy ánh sáng tự nhiên làm chuẩn là 100. Chỉ số hoàn màu CRI phản ánh cơ bản nhất chất lượng nguồn sáng ảnh hưởng màu sắc vật thể

        



Đó là 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng cũng như tiêu chuẩn phù hợp với mục đích hoạt động nhằm tối ưu bảo vệ mắt của bạn.



THÔNG TIN LIÊN HỆ


Tel: 04.3551.0669


Phone: 0912.052.866 (Mr. Thắng)


Email: xin vui lòng liên hệ


CEPO rất mong được hợp tác với quý khách hàng!




Lượt xem: 1046
Yahoo